Mười điều thú vị về Sumo Nhật Bản


Sumo không chỉ là môn Võ thuật truyền thống của Nhật Bản mà còn là nét văn hóa độc đáo, có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết


1. Sumo đã từng rất gầy

Để trở thành võ sĩ Sumo chuyên nghiệp, các võ sĩ phải cố gắng tăng cân của mình lên đồng thời cũng phải tập luyện và ăn uống theo một chế độ riêng biệt. Bởi để có thể trở thành một võ sĩ Sumo đích thực không chỉ cần thể lực mà còn rất cần đến một thân hình mập mạp, mạnh khoẻ. Tuy nhiên thể hình của các võ sĩ Sumo thời xưa lại khá cân đối và bình thường.


2. Người nước ngoài cũng có thể tham gia Sumo

Đã từng có thời gian số lượng người nước ngoài tham gia Sumo không có giới hạn. Năm 1992, một trung tâm Sumo đã tuyển 6 võ sĩ từ Mông Cổ tham gia vào giới Sumo Nhật. Hội đồng đấu vật sau đó đã xem xét việc hạn chế tuyển các võ sĩ Sumo người nước ngoài trong vòng 6 năm. Ngày nay, dù Hiệp hội Sumo đã hạn chế nghiêm ngặt việc tuyển các võ sĩ Sumo đến từ nước ngoài nhưng vẫn có từ 15 đến 20 võ sĩ chuyên nghiệp đến từ nước ngoài.
Ở đây có một quy định ngầm đối với võ sĩ Sumo nước ngoài, tất cả họ bắt buộc phải nói tiếng Nhật thành thạo và phải am hiểu sâu sắc văn hóa Nhật Bản.


3. Điệu nhảy của Sumo

Nghi thức chào sàn đấu vật thường được mở đầu bằng điệu múa. Võ sĩ Sumo sẽ vỗ tay cùng dậm chân để xua đuổi tà khí ra khỏi sàn đấu. Điệu múa này phải được diễn đồng điệu và đúng cách. Võ sĩ Sumo sẽ đứng đối diện với nhau và cùng nhau vỗ tay. Họ dang rộng tay sang ngang để chứng minh mình không mang vũ khí.



4. Chỉ có người trung niên mới thích xem Sumo

Niềm yêu thích Sumo đã bị giảm mạnh trong thời gian dài. Lớp trẻ Nhật Bản hiện nay chỉ thích xem bóng đá và bóng chày. Thông thường chỉ có khán giả trên 50 tuổi đi xem Sumo.


5. Mafia rất thích Sumo

Thông thường, mafia rất kín tiếng và ít khi xuất hiện trên truyền thông. Chỉ trừ 1 lần vào năm 2010, Yamaguchi-guchi (băng đảng mafia lớn nhất Nhật) mua hẳn 50 vé ngồi xem giải Sumo được phát trực tiếp khắp quốc gia. Tất nhiên là cả băng mafia này nổi bật hẳn trên dàn khán giả. Có những nguồn tin cho rằng, họ đi xem Sumo là để ủng hộ cho đại ca của họ khi ông xem giải Sumo trong tù.
Hiệp hội Sumo cũng đã từng chứng kiến nhiều trận cá độ Sumo của thế giới ngầm trong vài năm gần đây.


6. Phụ nữ cũng tham gia Sumo

Hiệp hội Sumo không cho phép phụ nữ tham gia thi đấu (vì họ nghĩ việc này sẽ phạm đến sự linh thiêng của sàn đấu). Ví dự như chính quyền Osaka cấm các thống đốc nữ không được vào sàn đấu chúc mừng người chiến thắng giải đấu Sumo Osaka.
Tuy nhiên, thời xưa vẫn có nhiều đô vật nữ ở đền Shinto. Tuy nhiên không có ai là Sumo chuyên nghiệp.


7. Võ sĩ Sumo phải sống theo quy củ

Võ sĩ Sumo phải sống theo quy tắc tập luyện của Sumo. Họ cũng phải mặc trang phục truyền thống mọi lúc mọi nơi. Sinh hoạt đời thường của họ cũng phải tuân theo những luật lệ khắc khe. Đặc biệt là chế độ ăn đặc biệt để có thể đạt và giữ vững cân nặng cũng như sức lực mong muốn.


8. Sumo bắt nguồn từ đền Shinto

Nguồn gốc của Sumo bắt nguồn từ tín ngưỡng tôn giáo của đền Shinto, nơi mà con người sẽ đấu vật với kami (linh hồn tối thượng của Shinto). Có rất nhiều sàn đấu còn tồn tại ở ngôi đền cổ này.
Đạo đền Shinto chi phối mọi thứ trong Sumo. Trọng tài Sumo thường sẽ hành động như 1 thầy pháp trên sàn đấu. Ví dụ, họ sẽ làm lễ thanh tẩy tà khí trên sàn đấu trước khi bắt đầu. Võ sĩ sẽ thảy muối vào sàn trước trận để thanh tẩy.


9. Fan sẽ thảy gối ngồi vào sàn đấu để thể hiện sự thất vọng

Người xem đấu vật thường ngồi trên 1 chiếc đệm mỏng. Khi họ cảm thấy thất vọng, họ sẽ thảy gối ngồi này vào sân đấu.




10. Người nước ngoài rất thích thú với bộ áo bơm hơi hình Sumo


Thông thường những người nước ngoài (đặc biệt những người từ Mỹ, Pháp, Bỉ, Úc và Canada) rất thích mặc trạng phục bơm hơi hình Sumo. Không ai hiểu lí do bắt nguồn từ đâu (kể cả người Nhật). Cũng có thể họ muốn trải nghiệm cảm giác của một võ sĩ Sumo với một thân hình lực lưỡng.





Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.