Kiến trúc nhà Nhật giai đoạn Trung- Cận đại
Năm 1192, Minamoto Yoritomo lập nên chế độ Tướng quân Shogun với chính quyền riêng và hộ phủ riêng gọi là Mạc phủ. (Bafuku). Nhật Bản bước vào thời kỳ Trung đại. Kamakura- nơi khởi nghiệp của dòng họ Minamoto được chọn trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và quân sự của toàn quốc nên thời kỳ này còn được gọi là thời Mạc phủ Kamakura.
Thời kì này, bên cạnh những ngôi chùa Phật giáo có kiến trúc hoành tráng được xây dựng theo lối Tenjikuyo (Thiên trúc dạng-phong cách Phật giáo Ấn Độ du nhập từ Trung Hoa) hay Karayo (Đường dạng-phong cách Trung Hoa du nhập vào cùng với Phật giáo Thiền) và kiểu nhà Wayo ( Hòa dạng- kiểu nhà truyền thống đậm chất Nhật Bản với vật liệu chủ yếu bằng gỗ, xây nâng cách mặt đất vài cm, có một mái nhà lớn và mái hiên sâu để bảo vệ ngôi nhà, tránh ánh nắng của mùa hè nóng bức và tránh mưa. Mái nhà được làm dốc xuống phía dưới để nước mưa có thể thoát một cách dễ dàng. Các cửa hầu hết đều là cửa trượt, vách giấy, thường có thêm các hốc tường dùng chứa đồ hay trang trí Ikebana và Thư pháp. Các phòng gọi là Washitsu được trải thảm Tatami vuông vức và có nội thất tối giản. Phòng giữa nhà là phòng khách có không gian rộng lớn thoáng đãng để tiếp đại khách quý, phòng ngủ không bài trí giường mà dùng nệm Futon) …
Một căn phòng kiểu Hòa dạng điển hình |
thì cách dựng nhà Buke zukuri ( Vũ gia tạo) mang phong cách phòng thủ quân sự, bố trí vuông vức với cổng chắc chắn và tường bao xung quanh cũng ngày một phổ biến trong giới võ sĩ Nhật Bản. Các Buke-zukuri là phong cách của ngôi nhà được xây dựng cho gia đình quân nhân. Nó tương tự như trong cấu trúc thường xuyên Shinden-zukuri với một vài thay đổi phòng để thích ứng với sự khác biệt giữa các gia đình quý tộc và các gia đình quân đội. Trong thời gian gia đình quân sự tăng quyền lực trong giới quý tộc, khu sinh hoạt thay đổi. Mỗi chúa đã phải xây dựng thêm không gian để giữ cho binh lính của ông ta xung quanh mình mọi lúc với vũ khí của họ trong tầm tay trên các căn cứ trong trường hợp của một cuộc tấn công bất ngờ. Để giúp bảo vệ chống lại các cuộc tấn công, một Yagura hoặc tháp được xây dựng và ngọn đuốc đã được rải rác xung quanh khu vườn để họ có thể được thắp sáng càng nhanh càng tốt.Với sự gia tăng của người dân sống dưới một mái nhà, có thêm phòng gọi là hiro-bisashi ( "Phòng rộng rãi dưới mái hiên")và được xây dựng nhóm lại xung quanh Shinden . Các zensho (bếp) cũng được xây dựng lớn hơn để chứa những người yêu cầu cần thiết để nấu ăn tất cả thức ăn cho các chiến sĩ và các thành viên trong gia đình. Không giống như các Shinden-zukuri , Buke-zukuri là kiểu nhà đơn giản và thiết thực hơn. Buke-zukuri thay đổi phong cách trong suốt kỳ Kamakura và Muromachi và qua thời gian phong cách kiến trúc Buke-zukuri giảm dần cho đến khi các lãnh chúa bắt đầu sử dụng lâu đài.
Kiểu nhà truyền thống rất phổ biến trong thời kỳ này |
Năm 1338, Ashikaga Takauji tự xưng là tướng quân và thiết lập Mạc phủ mới. Nhật Bản bước vào thời ky Mạc phủ Muromachi. (1336-1573).
Kiến trúc nhà Nhật dưới thời kỳ này nổi bật với Kiến trúc ngoại thất gắn liền với nghệ thuât làm vườn cảnh. Cũng tiếp thu từ Trung Quốc nhưng nghệ thuật làm vườn cảnh của Nhật Bản đã phát triển đến độ hoàn hảo và có những phong cách riêng khác với các nước trong khu vực. Cây cỏ, đá và nước được bố trí trong vườn luôn tạo được một khung cảnh tĩnh lặng, thanh thản rất gần gũi với thiên nhiên. Trong các khu vườn đẹp, người ta không chỉ cảm thấy sự cân bằng của âm dương, thế xoay vần của trời-đất mà còn có thể thấm hiểu cái nghĩa mà người chủ vườn muốn gửi gắm qua các thế cây, dáng đá. Người Nhật cho rằng các tảng đá, cây trồng trong vườn là phương tiện giao tiếp với thần linh. Do vậy, bố trí tảng đá ở đâu, trồng loại cây gì …đều cần được phải được cân nhắc kỹ càng. Ngoài kiểu hoa viên Shinden-shiki (Tầm điện- Những dinh thất tướng quân hay quý tộc hoành tráng gần như lăng tẩm) truyền thống, thời Muromachi một số phong cách hoa viên mới đã xuất hiện như Kaiyu-shiki (Hồi thu thức- Vườn đi dạo Kaiyushiki là kiểu vườn thiết kế trên một khoảng không rộng lớn bắt buộc người xem phải dạo bước tản bộ qua khắp khu vườn mới thấy hết được vẻ đẹp của nó. Mỗi khu được sắp xếp mang những vẻ đẹp độc đáo với những điểm nhấn đặc biệt. ), hira-sansui (Bằng sơn thủy- Vườn kiểu hoa viên bằng phẳng là không gian hài hòa giữa độ sâu và sự bằng phẳng của mặt đất, kết hợp với với sắc màu của những lùm cây.) hay Kare-sansui (Khô sơn thủy-Mẫu sân vườn Karesansui là loại sân vườn đá, hay sân vườn khô, hay còn gọi là sân vườn thiền định. Đây là loại sân vườn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Phật giáo thiền phái, và được sử dụng trong các ngôi đền Nhật Bản. Là phong cách duy nhất chỉ có ở Nhật, nên cũng có nơi gọi là vườn Thiền. Trong kiểu thiết kế này, vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả theo quan niệm trừu tượng bằng cách sử dụng đá, cát, sỏi và những miếng rêu. Rất ít cây cỏ, thậm chí có nơi không hề có. Khu vườn được thiết kế trông như những hòn đảo hay ngọn núi nổi lên trên giữa mặt nước mênh mông trong khi không hề sử dụng một chút nước nào. Nước ở đây chính là cát trắng được cào thành những vòng tròn gợn sóng xung quanh những hòn đá - tượng trưng cho những hòn đảo và núi non của Nhật Bản. Những viên sỏi hay phiến đá phẳng sẽ tượng trưng cho những cây cầu. Và một điều đặc biệt là, khu vườn luôn được thay đổi theo một thời gian nhất định. Những hòn đá, những làn sóng cát được sắp xếp lại theo chủ ý của chủ nhân khu vườn, nhưng những hòn sỏi hay phiến đá thì rất ít khi được sắp xếp lại, chúng chỉ được xếp lại theo một trật tự mới mỗi khi có sự can thiệp của thời tiết hoặc do sự vô tình của con người.)…Các phong cách hoa viên đó đều mang ý nghĩa tượng trưng cao, ẩn chứa những triết lý sâu xa. Tuy một số phong cách làm vườn cảnh thời Muromachi không có được sự tinh tế, giàu màu sắc như những kiểu hoa viên trước đó nhưng toàn bộ không gian của khu vườn toát lên vẻ đẹp như một bức tranh thủy mạc, thật giản dị nhưng trang nghiêm phù hợp với quan niệm và cuộc đời người võ sĩ.
Và, tại một số khu vườn đẹp, yên bình như vậy người Nhật thường bố trí một phòng trà giản dị trong một không gian xanh siêu thoát.
Khu vườn Nhật xinh đẹp |
Trong Minh Trị Duy Tân năm 1868 lịch sử kiến trúc Nhật Bản đã được thay đổi hoàn toàn. Đó là lúc Nhật Bản đã trải qua một khoảng thời gian căng thẳng Tây hóa để cạnh tranh với các nước phát triển khác. Ban đầu, các kiến trúc sư và phong cách từ nước ngoài được đưa vào Nhật Bản nhưng dần dần Nhật Bản đã từng bước đào tạo cho mình một đội ngũ các kiến trúc sư riêng biệt. Các kiến trúc sự này bắt đầu thể hiện phong cách riêng theo sự cảm nhận của mình. Sau đó, các kiến trúc được đào tạo và nghiên cứu từ các nước phương Tây đã giới thiệu phong cách quốc tế mà họ đã thâu lượm từ chủ nghĩa hiện đại vào Nhật Bản. Đến sau chiến tranh thế giới thứ hai các kiến trúc sư Nhật Bản đã bắt đầu gây ấn tượng trên trường quốc tế, đó là các công trình của kiến trúc sư như Kenzo Tange rồi thứ đến với lý thuyết chuyển động “trao đổi chất”…
Thêm bình luận