PHẬT GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT NHẬT BẢN
Phật giáo trong văn hóa và lịch sử Nhật Bản |
Phật giáo được truyền bá vào Nhật Bản thông qua bán đảo Triều Tiên khá muộn. Khoảng giữa thế kỷ VI, năm 538, vua Bách Tế cử sứ đoàn sang thăm Nhật Bản, trong đó có cả các nhà sư với tặng phẩm là một bức tượng Phật vàng và một bộ kinh Phật. Tuy vậy trong dân gian Phật giáo vốn đã được truyền bá từ trước đó thông qua những người nước ngoài, Phật giáo đã từng bước hiện diện trong đời sống xã hội Nhật Bản. Thời kỳ đầu, Phật giáo chỉ có ảnh hưởng đối với giới quý tộc, sau đó mới lan tỏa dần trong tầng lớp bình dân.
Tranh Phật giáo cổ của Nhật Bản |
Việc truyền bá Phật giáo lúc đầu đã vấp phải sự phản ứng của một số quý tộc quan lại trong triều đình Yamato và trở thành nguyên nhân trực tiếp, giọt nước làm tràn ly dẫn đến cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai dòng họ có thế lực nhất là Soga và Mononobe. Hai dòng họ vốn đã mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị. Cuối cùng, dòng họ Soga giành thắng lợi. Từ đây bắt đầu thời kỳ phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản.
Người có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Phật giáo thời kỳ này là thái tử Shotoku. Bên cạnh việc đề cao tôn giáo truyền thống là Thần đạo, thái tử đã ban bố hiến pháp 17 điều trong đó ghi rõ : " Dốc lòng tín ngưỡng nơi Tam Bảo, quy y theo Phật-Pháp-Tăng. Dứt bỏ tà tâm. Tuyệt đối tuân theo giáo lý nhà Phật". Đây là bằng chứng cho thấy, Phật giáo thời đó không chỉ mang tính văn hóa- tình ngưỡng mà còn có tính pháp lý.
Thái từ Shotoku giữa các quần thần |
Tồn tại song song với Thần đạo và đồng hóa nhiều nét với Thần đạo và các tín ngưỡng dân gian khác ( vốn trước đó tồn tại lỏng lẽo và tản mác). Việc xác lập Phật giáo như một hệ tư tưởng chung cũng chính là sự thống nhất về hệ thống cai trị, bởi nó hướng tư tưởng và niềm tin của đại bộ phận cư dân Nhật Bản về một mối thống nhất
Phật điện Nhật Bản ngày nay |
Như vậy, Phật giáo chính là công cụ ban đầu nhằm xây dựng nhà nước trung ương tập quyền, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình thống nhất Nhật Bản.
Các nhà sư Nhật Bản |
Thêm bình luận