Vài nét về linh hồn và cái chết trong quan niệm của một số nước phương Đông( Kỳ 3)
1.Việt Nam và Đông Nam Á
Ở một số dân tộc Đông Nam Á, linh hồn con người được gọi là : Khuẩn (Thái Lan, Lào),LeipBya ( Miến Điện), Pralung (Campuchia), Hồn, Vía( Việt Nam), Semangat( Malaysia). Như vậy, có thể nói một cách đơn giản quan niệm về linh hồn của người Đông Nam Á như sau:Người sống có đủ hai phần: linh hồn và thể xác. Người chết: linh hồn đã lìa khỏi thể xác.Linh hồn quyết định sự sống của con người, nếu người chết, các hồn đều biến thành ma (Việt) hay Phỉ (Thái Lan, Lào)...Số lượng linh hồn ở con người tùy thuộc vào quan niệm của các dân tộc: Người Thái Lan cho rằng có 120 hồn. Người Mường cho rằng có 90 hồn. Người Khmer thì cho con người có 9 hồn chính. Các dân tộc miền núi Mindanao (Philippines) cho rằng con người có hai hồn chính: hồn trái và hồn phải. Con người qua đời: hồn trái thành ma ác, hồn phải thành ma lành.Sau khi con người chết, các linh hồn đến thế giới người chết là một bản - làng bị chia cắt với thế giới người sống bởi sông sâu, biển rộng hoặc lên các tầng trời, nói cách khác là thế giới bên kia – có thể giống hoặc khác thế giới người sống, nhưng cơ bản là một thế giới được tưởng tượng cao hơn dựa trên thế giới thực.Nhà mồ phổ biến ở các nước Đông Nam Á
Người Đông Nam Á quan niệm rằng,linh hồn tổ tiên đã mất có quyền năng trừng phạt và phù hộ con cháu, vì thế mà xuất hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Có hai ý niệm trong việc thờ cúng :Chết không phải là hết. Người đã chết vẫn có mối quan hệ gần gũi mật thiết với người thân còn sống. Phải thờ cúng để tổ tiên phù hộ và không quấy phá con cháu. Bên cạnh đó, truyền thống uống nước nhớ nguồn, thờ cúng những người đã khuất để tỏ lòng tưởng nhớ công ơn sinh thành.
Từ hai quan niệm trên dẫn đến những cách ứng xử khác nhau với linh hồn người đã khuất, mang hai tính chất chủ yếu là : kính trọng và sợ hãi.
Sự kính trọng gắn liền với những nghi lễ thờ cúng mang đậm tính nhân văn tạo nhiều nét văn hóa tốt đẹp ở Đông Nam Á. Chủ yếu đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ, những vị anh hùng dân tộc, những người khai sáng đất nước…Các hình thức này cho đến nay vẫn rất phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi trên khắp Đông Nam Á.
Để minh chứng cho sự kính trọng với linh hồn tổ tiên – người chết các cư dân Đông Nam Á có ngày lễ báo hiếu / lễ xá tội vong nhân / Lễ Vu Lan . Mặc dù lễ Vu Lan xuất phát từ Phật Giáo - Ấn Độ dành riêng cho tăng ni - phật tử, nhưng ở Đông Nam Á ngày lễ này đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa – tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên – nên đã mang tính đại chúng, tạo nên một nét đặc sắc cho văn hóa Đông Nam Á, nhất là các quốc gia người dân phần lớn theo đạo Phật như Thái Lan, Lào, Campuchia hay Việt Nam. Lễ Vu Lan diễn ra cuối mùa An cư kiết hạ, chính thức là rằm tháng 7. Ở Việt Nam, lễ Vu Lan người ta tục cúng dường để độ rỗi vong linh gia tiên đang đói khát ở chốn âm ty, đồng thời người ta cũng cúng tế thực phẩm và đốt y phục giấy cho vong linh của thân nhân. Trong ngày này, người ta cũng cúng cháo lá đa, đốt giấy tiền vàng mã cho những linh hồn cô độc không con cháu… Người Khmer ở Nam Bộ đặc biệt có lễ báo hiếu riêng theo tín ngưỡng bản địa là Lễ Đôl-Ta được tiến hành trong vòng 16 ngày kể từ ngày 16 đến ngày 30 tháng Bhaddapada (Phăt tăk bot, tương đương tháng 8 âm lịch). Người dân đem hoa quả, gạo nếp… đến cúng ở chùa cúng Phật và cho các vị sư. Sau đó đem vật cúng nhiễu ba vòng và bỏ cơm nếp ấy vào trên sàn những túp lều nhỏ được dựng lên 8 hướng chung quanh điện Phật. Họ nhiễu Phật, rải cơm nếp chỉ vào lúc trời chưa sáng lắm vì cho rằng nếu để trời sáng thì hình dáng ma quỷ, miệng ma quỷ thuộc người thân của họ sẽ biến nhỏ đi bởi ánh sáng dương gian. Buổi tối dân chúng đến chùa thỉnh tăng tụng kinh chúc lành, cầu an, nghe thuyết pháp giảng đạo... Để rồi công đức do tụng kinh nghe pháp ấy hồi hướng cho người đã quá cố, giúp họ chuộc tội lỗi và siêu thoát.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã khuất
Sự sợ hãi gắn liền với sự thờ cúng nhưng hình thức quan trọng hơn là sử dụng các loại bùa ngải, ma thuật trấn - yểm nhằm lợi dụng sức mạnh của linh hồn hay ngăn không cho linh hồn tác quái… nhiều khi rất tàn bạo và man rợ. Đi kèm với chúng thường là các hình thức hiến tế, nhiều khi vượt ngoài sức tưởng tượng, cao nhất là việc hiến tế người, và việc hiến tế ra sao còn tùy tôn giáo và tín ngưỡng của mỗi nền văn hóa. Về phương diện này, ma thuật và bùa chú là sự thể hiện tín ngưỡng đến mức cực đoan và nghiêng về phía tâm linh nhiều hơn.
2.Nhật Bản
Quan niệm về cái chết đối với người Nhật khá cực đoan, nhưng nếu tìm hiểu kỹ càng về văn hóa Nhật, bạn cảm nhận được điều đó không cực đoan mà còn có một ý nghĩa đặc biệt. Quốc hoa của người Nhật là hoa anh đào (sakura) và không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại chọn loài hoa này làm vật tượng trưng cho cái đẹp của đất nước mình. Người Nhật tìm được sự tương đồng của mình với hao anh đào vậy: tinh tế, và biết rụng rơi khi hương sắc vẫn đang tuyệt mĩ nhất. Mọi việc đều có nguyên nhân của nó nên không phải tự nhiên người Nhật lại có ý nghĩ như thế. Quan niệm này được minh chứng hầu hết qua mọi mặt cuộc sống của người Nhật: Võ sĩ vào trận chỉ một là chiến thắng hai là mổ bụng tự sát. Người già Nhật Bản ngày xưa vào núi ở tuổi 70, chết trong núi để khỏi ảnh hưởng đến con cái. Nam nữ yêu nhau không lấy được nhau, rủ nhau đến vùng xa xôi nào đó, trao thân rồi cùng tự sát. Các nhà văn Nhật Bản có truyền thống tự sát vì tuổi già sộc đến, cái đẹp họ suốt đời tìm kiếm đã rời xa. Cảm thức thẩm mĩ không cho phép họ níu kéo sự sống. Và họ muốn ra đi vào lúc trong lòng vẫn vẹn nguyên cái đẹp, và trong con mắt của mọi người họ đang được sự ngưỡng mộ nhất.Trong bối cảnh xưa, người Nhật không kiểm soát được việc phá thai. Nếu người mẹ sinh đứa con mà cảm thấy không nuôi nổi thì thường giết. Họ cho rằng thà để đứa con chết đi còn nhân đạo hơn để nó sống trong cực nhục…Người Nhật luôn hướng đến cái chết đẹp
Có thể lý giải nguyên nhân để người Nhật có những suy nghĩ như trên là do sự thích nghi với hoàn cảnh sống của họ:
Thứ nhất, người Nhật sống trong vùng đất với thiên tai với động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố. Cái chết xảy ra bất cứ lúc nào. Con người thường xuyên đối mặt với cái chết và vì vậy người ta hiểu giá trị của sự sống hơn bao giờ hết. Vì thế người Nhật chọn hoa anh đào là quốc hoa của mình , một loài hoa thoắt nở thoắt tàn. Chính vì cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp nhưng cũng giống như hoa anh đào quá mong manh khiến lòng người trở nên rất tinh tế và nhạy cảm hơn về cái chết và quan điểm cái chết ”đẹp”.
Thứ hai,qúa trình phát triển của nước Nhật trong lịch sử có rất nhiều cuộc nội chiến , tranh đoạt quyền lực liên miên giữa các dòng họ gây ra tình trạng đất nước lúc nào cũng chìm trong không khí tang tóc và đau thương nên con người ta chấp nhận và đối diện với cái chết một cách bình tĩnh hơn, như một nỗi sợ hãi được tập dần thì bạn sẽ cảm thấy can đảm để đối diện với nó hơn.
Thứ ba, về tôn giáo bản địa thì ngừoi Nhật bị ảnh hưởng bởi Thần đạo, Phật giáo, Thiền tôn thờ cái hư không, tính chất vô thường của cuộc đời nên gieo vào tâm hồn người Nhật sự tĩnh tại, an nhiên, chấp nhận sự đổi thay hay mất mát.
Và chính vì những lý do trên nên quan niệm của ngừoi Nhật về cái chết là họ hướng đến một cái chết ”đẹp”, một cái chết có ý nghĩa khi sự sống đã đến lúc phải kết thúc.Con người thấu hiểu sinh-tử là lẽ thường của mọi sự sống, là con người giác ngộ. Đồng thời cũng thấu hiểu quy luật của sự phát triển. Có thịnh ắt có suy và có sống ắt có chết , sự sống là không thể cưỡng cầu. Chính điều này làm người Nhật cảm thấy thật buồn cười cho những người cứ mong tìm thuốc trường sinh, hay nghiên cứu về gen chống lão hóa. Bởi vì người Nhật nghĩ mỗi thế hệ có nhận thức khác nhau, và tư duy con người tới lúc sẽ trở nên già cỗi bởi Tự Nhiên chỉ giao cho mỗi thế hệ làm được một chút gì đó rồi nhường lại cho thế hệ kế cận làm tiếp công việc của mình.
Cụ thể hơn là đến lúc nào đó tư duy của thế hệ trước sẽ cứng lại trước những đổi thay của xã hội, hoàn cảnh, không thể tiếp thu mọi tư tưởng mới. Từ đó dẫn đến tính bảo thủ tăng lên. Nếu thế hệ đó không chết đi, không ngã xuống thì sự bảo thủ sẽ gây trì trệ xã hội và làm chậm bước phát triển của đất nước và nhân loại. Vì thế cái chết là cần thiết để xã hội tiếp tục phát triển. Khi sự sống không còn hữu ích thì cái chết mang tới giá trị cao hơn.
Tự lựa chọn cái chết cho mình
Người Nhật tâm niệm rằng biết chết sẽ biết sống. Khi thường xuyên đối mặt với cái chết, được giáo dục về cái chết và sự mất mát, người ta sẽ yêu sự sống hơn, yêu những gì đang có và có ý thức giữ gìn nó hơn. Họ ý thức về cái chết để hiểu rõ giá trị của sự sống chứ không phải để ủ rũ và chìm trong thất vọng và sợ hãi.Người Nhật nghĩ không sợ chết nên không có gì đáng sợ với người Nhật. Vì không sợ chết nên họ có thể vượt qua các nỗi sợ hãi khác kiềm chế sự phát triển của đất nước và thế giới. Họ đã sống hết mình bằng ý chí và sự nỗ lực tột cùng, tạo nên sự phát triển của Nhật rất nhanh để trở thành cường quốc.
Thêm bình luận