Linh hồn trong tư duy phương Đông: Từ quan niệm đến thực tiễn, từ triết học đến thành tựu khoa học.
Phải
chăng bàn về quan niệm của người phương Đông về linh hồn và cái chết chỉ là nói
đến những suy nghĩ cảm quan đơn thuần xa rời thực tế?
Bất cứ một sự biểu hiện quan niệm về một phong tục tập quán
hay một tín ngưỡng nào đều thể hiện bản chất của nền văn hóa chứa nó. Nói cách
khác, đó chính là cái tạo nên bản sắc văn hóa, khu biệt nền văn hóa này với nền
văn hóa khác, thể hiện sự đa dạng văn hóa.Quan niệm về linh hồn và cái chết, vì
vậy cũng thể hiện bản chất văn hóa, hay nói đúng hơn, quan niệm về linh hồn của
một dân tộc thể hiện văn hóa tiếp nhận qua thái độ của họ đối với những thứ được
gọi là linh hồn đó.
Từ
đây, ta có thể hiểu, linh hồn và cái chết trong mắt người phương Đông như thế
nào. Những hiểu biết này sẽ giúp chúng ta định hình rõ nét hơn về nền văn hóa
phương Đông-một nền văn hóa nhiều bí ẩn nhưng đầy tính nhân văn, nhân đạo, luôn
hướng về con người.Các phong tục, tập quán an táng người chết cũng góp phần làm
nên sự đặc sắc riêng về văn hóa cho từng quốc gia dân tộc. Đó là những bản sắc
văn hóa, truyền thống tốt đẹp cần được quan tâm tìm hiểu và lưu giữ ( với nghĩa
tích cực), giúp phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người Á Đông. Củng
cố tinh thần nhân ái và đoàn kết trong cuộc sống. Ở một khía cạnh thực dụng
hơn, không ít các nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt giao tiếp với các linh hồn,
đã giúp đưa người đã khuất bị thất lạc tìm về đoàn tụ với người thân, bè bạn
mình. Nhiều câu chuyện xúc động như vậy đã, đang và sẽ tiếp tục được kể, không
chỉ mang ý nghĩa cao đẹp mà còn thúc đẩy các nhà khoa học tìm hiểu, tận dụng và
phát huy những năng lực còn tiềm ẩn của con người; đưa vào phục vụ đời sống
trong một tương lai không xa.
Trước đây, các nhà khoa học, văn hóa học phương Tây
đến với phương Đông như cuộc hành trình tìm hiểu về một đối tượng chứa đầy huyền
bí, với những niềm tin phi thực tế và huyền hoặc. Nhưng ngày nay, đang diễn ra
một qua trình hầu như đảo ngược. Khi mà những tinh
túy của văn minh, văn hóa phương Đông đang có xu hướng lan tỏa đến các nước
phương Tây. Không chỉ được họ đón tiếp nồng nhiệt mà còn được thừa nhận, được hấp
thụ một cách tự nhiên và hài hòa. Trong
một thế giới ngày càng phức tạp và dịch chuyển điên cuồng hơn, một số quan điểm
tâm linh của phương Đông đã mang đến cho con người cái nhìn toàn diện, sâu sắc
hơn về sự sống và cái chết. Giúp lí giải phần nào những hiện tượng siêu nhiên
kì bí. Đem đến cho con người sự thức tỉnh, sống lắng đọng lại và có ý thức chăm
chút hơn cho đời sống tâm thức-linh hồn của mình. Hình thức Thiền định đang
ngày càng được người phương Tây ưa chuộng và áp dụng phổ biến trong đời sống hằng
ngày. Thậm chí, nhiều hình thức trị liệu tâm hồn còn mang đến những kết quả khả
quan hơn cả khi điểu trị thể xác. Linh hồn
và cái chết đã không còn mò mẫm trong những quan niệm dân gian hay tín ngưỡng,
tôn giáo trừu tượng. Chúng ngày càng được quan tâm hơn, hiện thực hóa hơn trên
những tầm cao mới, vĩ mô hơn.
Những
nhận thức này, cùng với việc thấu hiểu hơn về quan niệm của người phương Đông về
linh hồn và cái chết, cũng chính là mở ra cái nhìn rộng mở hơn về những vấn đề
này trong cuộc sống. Đồng thời giúp hạn chế, khắc phục những quan niệm tiêu cực,
các hủ tục lạc hậu còn tồn tại, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và xã hội
loài người. Đó đều là những vấn đế vô cùng thực tiễn, thậm chí là bức thiết đối
với con người. Chẳng hạn như đặt ra vấn đề về giải quyết ô nhiễm môi trường,
nguồn nước do tập tục Hỏa táng của người Ấn trên sông Hằng. Hay làm sao giảm bớt
những gánh nặng trong việc tổ chức tang ma, tránh việc tốn kém, lãng phí và ô
nhiễm môi trường trong việc đốt vàng mã ở Trung Quốc, Việt Nam.. Những hiểu biết
cũng giúp các cấp chính quyền có hướng giải quyết khéo léo hơn trong các chính
sách loại bỏ mê tín dị đoan, lợi dụng niềm tin tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo để
trục lợi bất chính…Ở một cái nhìn toàn cảnh, hiểu rõ về linh hồn và cái chết
cũng giúp người sống bớt tang thương khi người thân qua đời. Đặt xuống những
gánh nặng đau buồn để tiếp tục sống tốt và cống hiến.
Con người sinh ra đã được đặt giữa mênh
mông của sự sống và cái chết. Khát vọng sống trọn vẹn, hay bất tử, hoặc tái
sinh vẫn không ngừng nung nấu ở mỗi con người qua từng thế hệ. Vì thế, còn sinh
ra hay chết đi thì con người vẫn còn day dứt về linh hồn, về cái chết. Nhưng
tìm hiểu về chúng không phải để bi quan về một kết cục không thể tránh khỏi mà
chính là để có cái nhìn bình thản, tự tin hơn trước cuộc đời vô thường. Để nhẹ
nhàng hơn khi phải buông bỏ, mỉm cười
trước những mất mát chia li. Vì biết đâu đấy, trên vạn nẻo đường đời,
nhân duyên sẽ đưa ta, gặp lại nhau…
Thêm bình luận