Quan niệm về linh hồn và cái chết của người phương Đông
Người Ai Cập cổ đại đã viết nên tác phẩm văn học “Nói chuyện với linh hồn của mình”. Ai nói chuyện với ai? Nói chuyện với linh hồn của mình thì chỉ có thể là thể xác nói chuyện với linh hồn của mình mà thôi. Người Ai Cập cũng tin rằng sau khi chết đi, linh hồn rời khỏi thể xác nhưng khi xác được bảo quản tốt, linh hồn sẽ có lúc trở về và tái sinh. Trong những câu chuyện cổ dân gian của xứ Phù Tang cũng thể hiện rõ con người có linh hồn. Chuyện “ Mười chiếc đĩa” kể về cô hầu gái làm vỡ một chiếc trong bộ sưu tập mười chiếc đĩa quý của vị lãnh chúa hung tàn. Cô bị giết chết và ném xác xuống giếng. Nhưng từ đó, từ giếng vang vọng lên tiếng đếm ai oán: một chiếc, hai chiếc, ba chiếc…chín chiếc…rồi tiếng khóc than nỉ non đau khổ. Về sau một nhà sư được mời đến làm lễ cầu siêu cho linh hồn cô gái. Khi tiếng đếm dưới giếng đếm tới chín thì nhà sư đọc nối thêm: mười. Ngay lập tức tiếng khóc im bặt và từ đó không ai còn nghe thấy nữa. Không chỉ con người, loài vật cũng được cho rằng có linh hồn. Câu chuyện cổ tích Việt Nam, đại bàng tinh và chằn tinh sau khi bị giết, hồn của chúng tìm gặp nhau bàn cách mưu hại Thạch Sanh cũng là một ví dụ. Quan niệm linh hồn hiện hữu, linh hồn và thể xác tách biệt này có thể khái quát thành tín ngưỡng Vạn vật hữu linh của người phương Đông.
Từ
đó, người phương Đông dần hình thành những quan niệm về thế giới bên này, thế giới bên kia.
Hay cao hơn là thiên đường và địa ngục. Đó là những chốn trú ngụ, hay nói cách
khác là thế giới của người chết. Một thế giới cách biệt mà người sống không thể
biết đến, trừ một số người có khả năng đặc biệt. Người lúc sống thế nào thì khi
thác sẽ vào nơi tương ứng. Ví như người tốt đẹp thì được lên thiên đường, nơi
sướng vui và nhiều hạnh phúc. Trong lí tưởng của các tín đồ Hồi giáo, người tử
vì đạo sẽ được lên thiên đàng có sự phục vụ của bảy thánh nữ đồng trinh. Còn
người ác đạo phải chịu đày xuống địa ngục, chịu những hình phạt ghê gớm hết sức
khổ đau. Trong một số tín ngưỡng, tôn giáo, thế giới thiên đường và địa ngục được
khắc họa, hình dung chi tiết và đầy đủ đến mức hoàn chỉnh đáng kinh ngạc.
Người
phương Đông đã hình thành những tư tưởng bậc cao về sự tái sinh là luân hồi, thậm
chí khái quát lên thành các giáo điều trong tín ngưỡng, tôn giáo. Có thể thấy
rõ ràng nhất trong Phật giáo với thuyết Luân hồi.Thuyết luân hồi hay tái sinh
có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và chi li: mọi sinh vật, sau khi chết sẽ chuyển hóa
từ một thân xác này sang một thân xác khác. Ngay cả loài vật và loài cây cỏ
cũng vậy. Luân hồi hay tái sinh (Reincarnation) là sự chuyển hóa hay sự chuyển
sinh, đầu thai (Transmission) của linh hồn. Nói rõ hơn là khi chết, linh hồn sẽ
chuyển từ thân xác này để nhập vào một thân khác. Khi chết thân xác hủy hoại
tan rã, chỉ có linh hồn tồn tại.Theo Phật giáo thì luân hồi, tái sinh là một phản
ứng nghịch lại, là một sự báo ứng tự nhiên của mọi hành động. Mỗi hành động đều
có những phản ứng dội lại cho hành động gây ra. Chữ luân hồi theo Phật giáo lấy
từ Phạn ngữ là Samsàra.Con người phải trải qua nhiều kiếp cho đến khi chịu đủ sự
trả quả tương xứng về những gì đã làm và không tạo nên nghiệp xấu thì mới mong
được tới cõi an lạc mà Phật giáo gọi là cõi Niết Bàn (Nirvana). Những ai phạm
điều xấu, ác thì khi chết phải đọa vào địa ngục và chịu những sự xử phạt công
minh. Người Việt Nam sớm đã hình thành những khái niệm về luân hồi, được thể hiện
trong các câu chuyện cổ mà rõ ràng nhất là Tấm Cám. Cô Tấm bị mẹ ghẻ và Cám giết
hại nhưng không chết đi mà bước vào vòng luân hồi nhiều lần hóa thân chuyển kiếp.
Để rồi cuối cùng tái sinh trở lại với cuộc đời. Truyện Tấm Cám không chỉ có ở Việt Nam mà còn có nhiều phiên bản tương tự ở khắp các nước châu Á. Xa hơn một chút, ngay trong thực tế,ở cao nguyên Tây Tạng nơi xuất phát của Phật giáo Kim cương thừa.Người Tây Tạng tin rằng,
vị Phật Sống- Lạt Ma của họ khi qua đời sẽ lại tái sinh để chăn dắt và che chở
cho dân tộc họ. Tại một số nước châu Á,
khi một cặp sinh đôi trai-gái ra đời, người ta sẽ tổ chức hôn lễ cho chúng vì
cho rằng, hai đứa trẻ là cặp tình nhân kiếp trước không đến được với nhau. Quan
niệm này cho thấy trong tư duy của người phương Đông: Chết không phải là hết.
Và cuộc sống mới bắt đầu là sự chuyển kiếp của các linh hồn.
Như
vậy, linh hồn và cái chết trong quan niệm của người phương Đông mang một số nét
chính như: Thừa nhận có linh hồn, tồn tại bên trong thể xác con người. Khi con
người chết đi, linh hồn thoát ra và tiếp tục hành trình của mình: Hoặc lên
thiên đàng, hoặc xuống địa ngục. Hoặc luân hồi và tái sinh v.v…Những quan niệm
này đều thể hiện rõ tính duy tâm trong tư duy của người phương Đông. Trái với
phương Tây luôn nhìn nhận, quan sát cái chết dưới góc nhìn khoa học, duy vật
và phủ nhận sự tồn tại của linh hồn.
Tuy
nhiên, từ xưa đến nay ngày càng có nhiều các hiện tượng kì bí xảy ra trên khắp
thề giới mà các nhà khoa học không tài nào lí giải được. Vậy, trên một phương
diện nào đó có thể nói rằng, thực tế đang dần chứng minh cho sự tồn tại của những
thế lực siêu nhiên. Những thế lực rất gần với khái niệm linh hồn hay thế giới
bên kia mà vốn từ lâu đã định hình trong tâm thức người Đông phương.
Thêm bình luận