CẤU TRÚC NGỮ PHÁP N3 Ep 2
1.「~と、~た」→Ngoài ý muốn, dự định
@Trước
đây ta đã học cấu trúc:「Vると、~ます」→Cứ
hễ…thì…/Cứ hễ…là lại…→Diễn đạt về những điều kiện hiển nhiên, quy luật hoạt động, vận hành
Ví dụ: このボタンを押すと、氷が出します。
→Hễ nhấn cái nút này đá sẽ rơi ra
@Nay ta học cấu trúc「~と、~た」→Định làm gì đó, nghĩ rằng việc gì đó sẽ xảy ra nhưng sự
thật xảy ra ngoài ý muốn, ngoài dự liệu, không như mình mong đợi.
CTC:
Vると、Vた。
Ví dụ:
弟は昼ごはんを食べると、片付けもせずに出かけてしまった。
→Em trai tôi ăn trưa xong chẳng dọn dẹp gì đã tót ra
ngoài rồi.
Đáng lẽ phải dọn dẹp, hay bình thường vẫn dọn dẹp thì hôm
nay cũng sẽ vậy(trong suy nghĩ của người nói), tuy nhiên trường hợp trong câu lại
nảy sinh tình huống ngoài dự liệu đó: Tót ra ngoài mà không dọn dẹp gây cảm
giác bất ngờ, khó chịu cho người nói.Nhớ rằng vế sau chia thì quá khứ
私が「ごめん」と言うと、友達は「謝るのは僕の方だ」と言った。
→Tôi nói xin lỗi nhé, vậy mà bạn lại đáp:đúng ra là lỗi của
mình.
Người nói đinh ninh bạn mình sẽ đáp trả lại lời xin lỗi của
mình bằng một cách khác nào đó, tuy nhiên trường hợp trong câu lại nảy sinh
tình huống ngoài dự liệu đó:Người bạn nhận lỗi về phía mình gây cảm giác ngạc
nhiên, bất ngờ cho người nói. Nhớ rằng vế sau chia thì quá khứ.
姉は家に帰ると誰にも何も言わずに自分の部屋に入ってしまった。
→Chị tôi về đến nhà, chẳng nói với ai câu nào mà đi thẳng
vào phòng riêng
Bình thường khi về nhà người chị không có những biểu hiện
hành động này. Biểu hiện hờn dỗi này(không nói với ai câu nào mà đi thẳng vào
phòng riêng) xảy ra bất thường, ngoài dự liệu của người nói gây cảm giác ngạc
nhiên, khó chịu hay lo âu nơi người nói. Nhớ rằng vế sau chia ở thì quá khứ
•Vì sao vế sau phải chia quá khứ? Vì hành động, sự việc
đã xảy ra mới có thể nhận định nó giống hay không giống với suy nghĩ, dự liệu,
ý định có sẵn trước đó.
2. 「~ことにする̸~ことにした」→Quyết định làm
gì/không làm gì→Câu kể, tường thuật về những quyết định
CTC:
Vじしょ̸Vない+ことにする̸ことにした
Thể nguyên dạng
dùng cho những quyết định bật ra trong lúc nói
Thể quá khứ
dùng cho những quyết định đã được quyết định từ trước đó.
Ví dụ:
明日からは朝ごはんの前に少し本を読むことにします。
→Từ mai tôi quyết định sẽ đọc sách một chút trước bữa
sáng.
Quyết định trong
lúc nói, mang tính chất bộc phát, tạm thời vì có thể mai đọc mà mốt không đọc.
漢字が覚えられないので、もっと練習することにしました。
→Vì không nhớ được Kanji nên tôi đã quyết định rèn luyện
thêm.
Quyết định từ trước đó. Nhưng cũng chỉ mang tính tạm thời
chưa chắc đã duy trì mà chỉ ứng với tình huống cụ thể là không thể nhớ được
Kanji
勉強の時間を作るために、コンピューターゲームを長くないことにします
→Để có nhiều thời gian học hơn tôi quyết định không kéo
dài thời gian chơi game máy tính(không chơi game thêm nhiều nữa)
Quyết định trong lúc nói, mang tính chất tạm thời, bộc
phát vì nay thế mai chưa chắc thế.
3.「~ことにしている̸ことにしていた」→Diễn đạt sự cố gắng,
dụng tâm thiết lập, duy trì một quyết định để thiết lập thói quen。(Một quyết định có sử
dụng tâm sức để duy trì thành thói quen)
CTC:
Vる̸Vない+ことにしている̸ことにしていた
Thể nguyên dạng
dùng cho những quyết định bật, thói quen trong hiện tại.
Thể quá khứ
dùng cho những quyết định、thói quen trong quá khứ
Ví dụ:
体のために、甘いものは食べないことにしています.
→Để khỏe mạnh tôi cố gắng không ăn đồ ngọt
Quyết định không ăn đồ ngọt và cố gắng duy trì trong thời
gian dài thành thói quen
学生時代には、毎日二時間ぐらい図書館で勉強することにしていいた。
→Thời còn đi học tôi cố gắng học ở thư viện mội ngày hai
tiếng.
Quyết định học ở thư viện mỗi ngày hai tiếng và cố gắng
duy trì trong thời gian dài thành thói quen.Tuy nhiên thói quen này đã diễn ra
trong quá khứ.
4. 「~ながら」→Vừa...vừa...→Làm
hai hành động cùng lúc hoặc cùng một giai đoạn, tuy nhiên hành động chính diễn
ra ở vế sau
CTC:
V1(ます)ながらV2
V2 chia linh
hoạt bình thường, V2 là động từ chính.
Ví dụ:
お母さんは楽しくそうに歌いながら、閭里を作っています。
→Mẹ vừa nấu ăn vừa hát vui vẻ
Nấu ăn là hành động chính, hát là hành động phụ xảy ra
ngay trong lúc nấu ăn.
5. 「~ながら」→Ấy thế mà, vậy mà, điều bất ngờ xảy ra
CTC:
V1(ます)ながらV2
V1 là những
suy nghĩ, kiến thức, tri thức, điều được sắp đặt trước
V2 là thực tế
xảy ra trái ngược với suy nghĩ, kiến thức, tri thức, điều được sắp đặt trước ở
vế 1
Ví dụ:
お世話になった先生にあいさつに行こうと思いながら、時間がなくて、なかんか行くことができません。
→Tôi vốn nghĩ sẽ đi thăm người thầy đỡ đầu trước kia,
nhưng vì không có thời gian mãi mà không đi được
Nghĩ rằng sẽ đi thăm thầy đỡ đầu(suy nghĩ, dự tính, điều
đáng ra phải làm)↔Mãi không đi được(thực tế trái ngược, mang sắc thái tiêu cực)
弟は「ひとりでやる」と言っておきながら、今度の宿題も誰かに手伝ってもらったようです。
→Thằng em tôi đã bảo sẽ tự làm vậy mà bài tập lần này
hình như đã nhờ đứa nào giúp cho thì phải
# Tóm lại ta có 5 điểm ngữ pháp sau
1.
Sự thật xảy ra
ngoài ý muốn, dự liệu với:「~と、~た」
2.
Quyết định làm
gì/không làm gì:「~ことにする̸~ことにした」
3.
Quyết định và duy
trì thành thói quen với:「~ことにしている̸ことにしていた」
4.
Vừa...vừa..với「~ながら」
5.
Thực tế trái ngược
suy đoán, điều biết được với: 「~ながら」
Thêm bình luận