お盆祭りーLễ Vu Lan báo hiếu của người Nhật Bản
Lễ Vu Lan vào dịp rằm tháng bảy âm lịch hàng năm là một nét
truyền thống tốt đẹp của người Việt. Ở Nhật Bản, người dân cũng có một lễ hội
mang ý nghĩa tương tự như vậy, đó chính là lễ hội Obon diễn ra vào tháng 8 hàng
năm.
* Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.
Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một
phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Lễ hội này dược tổ chức
để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này
đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha
đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin
rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.
Lễ hội Obon tương truyền bắt nguồn từ câu chuyện của ngài
Mokuren (Mục Kiền Liên). Vì quá tưởng nhớ đến người mẹ qua cố, ông đã dùng phép
thần thông để tìm mẹ khắp trên trời dưới đất, và cuối cùng ông đã nhìn thấy
cảnh bà đang phải chịu đói khổ dưới địa ngục do những nghiệp
ác, điều ích kỉ mà bà đã làm. Thương mẹ, ông đến bên Phật Tổ cầu xin,
Phật đã hướng dẫn ông dâng cúng lễ vật lên chư tăng, những vị tăng
nhân vừa hoàn tất ba tháng an cư kiếp hạ giới vào ngày 15 tháng 7 âm
lịch. Mokuren đã làm theo và nhờ đó mẹ ông đã được giải thoát.
Ý nghĩa của Lễ hội Obon là: "Linh hồn của những người
đã khuất sẽ quay trở về trần thế". Nó cũng giống như ngày Rằm
Tháng Bảy, ngày Xá tội vong nhân ở nước ta.
Thời gian
Lễ hội Obon kéo dài trong ba ngày; tuy nhiên ngày bắt
đầu của nó thay đổi theo từng khu vực khác nhau của Nhật Bản. Khi âm
lịch được thay đổi theo dương lịch vào đầu thời Minh
Trị , các địa phương ở Nhật Bản thay đổi khác nhau và điều này dẫn đến ba
thời gian khác nhau của lễ hội Obon:
* Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy),
tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và
Tohoku.
* Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.
* Hatchigatsu Bon (Bon tháng tám)
thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và
là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto.
Ba ngày này không được liệt kê là ngày nghỉ lễ nhưng thông
thường người ta được nghỉ phép.
Các hoạt động
Nếu như ở Việt Nam có tục cúng lễ rất lớn và đốt vàng mã dâng
lên người đã khuất thì người Nhật Bản cũng có những nét tương đồng. Đồ
cúng thờ của họ là những chiếc bánh như bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ,
vàng… (một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Nhật) trông rất hấp dẫn và
thường có hình hoa sen (tiếng Nhật gọi là Hasu Okashi) cùng với những giỏ hoa
quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana
(hoặc Tama-dana). Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày, ngày 13 là
Mukaedango (Bánh đón linh hồn); ngày 14 là Ohagi (Một loại bánh bột gạo); ngày
15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì) và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh
hồn). Để giúp ông bà trong việc di chuyển dễ dàng, trên bàn cúng họ làm những "con bò con ngựa" bằng quả dưa leo và cà tím với chân bằng tăm xỉa răng. Những linh vật này cũng mang ý nghĩa nhân văn của nó: Khi đón ông bà về thăm con cháu muốn đi nhanh nên đi bằng ngựa. Khi tiễn đi vì quyến luyến không rời nên đi bằng bò (đi chậm). Trước nhà có treo đèn lồng Chochin cho dễ tìm ban đêm.
Lễ hội Obon được tổ chức hai lễ
chính là lễ Mukaebo (Đón các linh hồn) và lễ Okuribon (Tiễn các linh hồn). Dưới
đây là trình tự nghi lễ Obon:
Ngày 13: Lễ đón các linh hồn. Vào
chiều tối, người ta đặt những cây đèn thắp sáng trước bàn thờ và đốt những
cuống gai đã tước trước vỏ ở vườn và cổng. Đây được gọi là “Lửa đón”
để giúp các linh hồn thấy đường trở về nhà.
Ngày 14,15: Khoảng thời gian các
linh hồn ở lại nhà. Lúc này người ta đặt đồ thờ cúng lên bàn thờ để cúng cho
các linh hồn. Đây cũng là thời điểm bắt đầu các sự kiện ngoài đường phố.
Ngày 16: Lễ tiễn các linh hồn. Lúc
này người ta lại đốt lửa “Lửa tiễn đi” tại đúng vị trí đốt “Lửa
đón” để thắp sáng đường tiễn các linh hồn về với thế giới bên kia.
Nhiều hoạt động tín ngưỡng được người dân Nhật Bản tổ chức để
kỉ niệm Lễ hội Obon. Quan trọng nhất trong đó chính là sự kiện dâng lửa để soi
đường cho linh hồn của những người đã khuất trở về trời bằng 5 đám lửa lần lượt
được đốt lên ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Những
đám lửa lớn được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán. Bắt đầu là chữ Đại
(Daimonji), rồi đến Diệu (Myo), Pháp (Ho) và Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở
đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với chùa Vàng. Mặc dù có nhiều
nguồn gốc khác nhau về Lễ dâng lửa, nhưng đa số đều cho rằng phong tục này bắt
đầu vào thời Muromachi (1336-1573).
Lễ dâng lửa Obon được tổ chức vào 20 giờ ngày 16 tháng 8, lúc
này hàng ngàn người sẽ đổ về Kyoto, và tập trung đông nhất ở khu vực xung quanh
trường Đại học Kyoto để xem những ngọn lửa được thắp sáng. Vị trí quan sát rõ
nhất chính là đỉnh núi Yoshida và Funaoka. Và sau khi đám lửa đã cháy hết, các
điệu múa của Lễ hội Bon sẽ được tổ chức tại chùa Yusen-ji dưới chân các ngọn
núi. Các điệu múa này là Daimoku và Sashi, thường được bắt đầu
từ 21h và kết thúc sau khoảng 1 giờ đồng hồ.
Lễ hội kết thúc với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy).
Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng
để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.
Trong lễ hội Obon, người ta thường mặc trang phục truyền
thống Yukata, một loại Kimono với chất liệu vải mỏng và mát. Các cuộc đi chơi
ngoài trời hay các trò chơi dân gian diễn ra sôi nổi. Dưa hấu là một trong
những loại quả được sử dụng nhiều nhất trong lễ hội. Lễ hội thường kết thúc với
những đợt biểu diễn pháo bông vô cùng đẹp mắt.
Điệu múa Obon-odori
Bon -odori là một phong cách nhảy
múa được biểu diễn trong Obon. Ban đầu là một điệu múa dân gian
Nenbutsu để chào đón các linh hồn của người chết, phong cách của
lễ kỷ niệm thay đổi theo nhiều khía cạnh từ khu vực này đến vùng khác. Mỗi
khu vực có một điệu nhảy địa phương, cũng như âm nhạc khác nhau. Âm nhạc
có thể là những bài hát đặc biệt phù hợp với thông điệp tâm linh của Obon, hoặc
các bài hát dân gian địa phương . Do đó, điệu nhảy Bon sẽ
có động tác và âm thanh khác nhau giữa các vùng. Hokkaido được biết
đến với một bài hát dân gian được gọi là "Soran
Bushi ". Bài hát " Tokyo Ondo "lấy tên từ thủ đô
của Nhật Bản" Gujo Odori "ở Gujo ở tỉnh Gifu nổi
tiếng với tất cả các đêm nhảy múa." Goshu Ondo "là một bài
hát dân gian từ tỉnh Shiga . Cư dân của khu vực Kansai sẽ nhận
ra" Kawachi nổi tiếng
" Ondo ". Tokushima ở Shikoku là rất
nổi tiếng với nó ' Awadori ', và ở cực nam, người ta có thể nghe thấy
tiếng 'Ohara Bushi' của Kagoshima .
Cách điệu nhảy được thực hiện cũng
khác nhau ở mỗi khu vực, mặc dù điệu nhảy Bon điển hình liên quan đến những
người xếp hàng trong một vòng tròn quanh một giàn giáo bằng gỗ cao đặc biệt cho
lễ hội được gọi là Yagura . Các Yagura thường cũng là ban nhạc
cho các nhạc sĩ và ca sĩ của âm nhạc Obon. Một số điệu nhảy tiến hành theo
chiều kim đồng hồ, và một số điệu nhảy tiến hành ngược chiều kim đồng hồ xung
quanh yagura. Một số điệu nhảy ngược lại trong điệu nhảy, mặc dù hầu hết
thì không. Đôi khi, mọi người đối diện với Yagura và di chuyển về phía nó. Vẫn
còn một số điệu múa, chẳng hạn như điệu nhảy Kagoshima Ohara, và Tokushima Awa
Odori, chỉ cần tiến hành theo một đường thẳng qua các đường phố của thị trấn.
Vũ điệu của một khu vực có thể mô tả
lịch sử và chuyên môn của khu vực. Ví dụ, chuyển động của điệu nhảy Tanko
Bushi (bài hát khai thác than) của mỏ Miikike cũ ở Kyushu
cho thấy sự chuyển động của thợ mỏ, tức là đào, đẩy giỏ, treo đèn lồng,
vv; Soran Bushi nói trên bắt chước công việc của ngư dân như kéo trong
lưới. Tất cả các vũ công biểu diễn cùng một chuỗi nhảy cùng một lúc.
Có nhiều cách khác trong đó một điệu
nhảy Bon khu vực có thể thay đổi. Một số điệu múa liên quan đến việc sử
dụng các loại quạt khác nhau, những người khác liên quan đến việc sử dụng khăn
nhỏ gọi là Tenugui có thể có thiết kế đầy màu sắc. Một số yêu
cầu sử dụng những người làm đồ gỗ nhỏ, hoặc "kachi-kachi" trong điệu
nhảy. Các "Hanagasa Odori" của Yamagata được thực hiện với một
chiếc mũ rơm đã được trang trí bằng hoa.
Âm nhạc được chơi trong điệu nhảy
Bon không giới hạn trong âm nhạc Obon và Minvo ; một
số bài Enka hiện đại và giai điệu của trẻ em được viết theo
nhịp điệu của " Ondo " cũng được sử dụng để nhảy múa trong
mùa Obon.
Truyền thống múa Bon được cho là đã
bắt đầu trong những năm sau của thời Muromachi như một giải trí công
cộng. Trong thời gian đó, ý nghĩa tôn giáo ban đầu đã phai mờ, và điệu
nhảy đã trở nên gắn liền với mùa hè.
Điệu nhảy Bon được biểu diễn
ở quần đảo Okinawa được gọi là Eisa . Tương
tự, quần đảo Yaevamacó Angama
Các món ăn dịp lễ hội Obon
Không chỉ được tham gia những trò chơi hấp dẫn trong lễ hội
Obon, người dự lễ còn được thưởng thức rất nhiều món ăn hấp dẫn do người dân
chế biến, được bán nhiều tại các hội chợ được tổ chức cùng ngày với lễ Obon:
Takoyaki (Bạch tuộc nướng), Yaki Soba (Một loại mỳ của người Nhật), Mitarashi
Dango (Một loại bánh gạo xiên), Teriyaki (Món cơm của người Nhật), Bắp nướng,
Các món ăn Sushi, Kakigoori (Kem đá bào)…
Thêm bình luận