Tình hình Nhật Bản trước cuộc Duy tân Minh Trị

Tình hình kinh tế và sự khủng hoảng của chế độ phong kiến

Từ giữa thế kỷ XIX, chế độ Mạc phủ Tokugawa rơi vào tình trạng bế tắc và suy thoái. Những mâu thuẫn trong quan hệ sản xuất ngày càng sâu sắc. Tình trạng cát cứ, việc mua bán đất bị cấm ngặt nhưng tình trạng gán đất liên tục xảy ra trên qui mô lớn. Sự xuất hiện của tầng lớp địa chủ Jinnushi    ( gồm phú nông và các nhà buôn cho vay nặng lãi) khiến đời sống của người nông dân ngày càng cơ cực: Tô thuế nộp cho các Daimyo và Jinnushi chiếm hơn 70% thu nhập.

Quang cảnh nông thôn


Sự xuất hiện của các quan hệ hàng hóa-tiền tệ, hiện tượng chiếm hữu đất đai kinh doanh và việc hình thành những quan hệ mới đã làm thay đổi các quan hệ trong nông nghiệp: Sự xuất hiện của chế độ làm thuê năm, thuê tháng và thuê công nhật.
Vào đầu thế kỷ XIX,  những dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế tự nhiên ngày càng lộ rõ:
- Tình trạng mất mùa, đói kém, dịch bệnh liên tục xảy ra.
- Công, thương nghiệp đòi hỏi phát triển mạnh mẽ nhưng gặp nhiều khó khăn do tính biệt lập giữa các vùng lãnh thổ, hàng rào thuế quan và những chính sách hạn chế của chính phủ.

Một xưởng thủ công nghiệp

Sự tan rã quan hệ giai cấp cũ và sự xuất hiện những giai cấp mới.

Các Daimyo là những quý tộc phong kiến lớn quản lý các vùng lãnh địa trong nước, gồm 2 thế lực chính:
- Thế lực của các phiên phía Bắc có nền kinh tế không phát triển và trở thành những lực lượng bảo thủ. Đại diện là các Daimyo ở Hokkaido.
- Thế lực các phiên Tây Nam, đã được tiếp xúc với thị trường kinh tế phát triển nên giàu mạnh, có xu hướng canh tân. ( Satsuma, Tosa, Choshu,...)

Chân dung một Daimyo

Nông dân là lực lượng cơ bản của nền sản xuất phong kiến Nhật Bản nhưng cuộc sống ngày càng khó khăn, cơ cực.
Các Samurai: Trừ một số Samurai lớp trên, đại đa số là bộ phận phục vụ quân sự của các Daimyo và là tầng lớp được ưu đãi trong xã hội. Quá trình phát triển của kinh tế-xã hội Nhật Bản đã dẫn đến sự phân háo mạnh mẽ trong tầng lớp Samurai: Sự xuất hiện của tầng lớp quý tộc có xu hướng chống lại Shogun và muốn tiến hành các cuộc cải cách xã hội.
Thương nhân có địa vị kinh tế ngày càng lớn mạnh, các Daimyo ngày càng lệ thuộc về tài chính. Lực lượng thương nhân dần dần nắm lấy đất đai và trở thành lực trực tiếp bóc lột nông dân.

Phong trào đấu tranh của nông dân và thị dân

Các phong trào đấu tranh của tầng lớp nông dân và thị dân liên tục nổ ra: Thế kỉ  XVII có 188 cuộc khởi nghĩa, thế kỉ XVIII có 514 cuộc khởi nghĩa, nửa đầu thế kỉ XIX có 538 cuộc khởi nghĩa...
=> Các cuộc khởi nghĩa trên cho thấy chính quyền Tokugawa đã đến lúc không đủ sức điều hòa các mâu thuẫn xã hội và giải quyết côn đường phát triển xã hội của Nhật Bản

Tokugawa Yoshinobu- Shogun cuối cùng của Mạc phủ Tokugawa


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.