Điều kiện tự nhiên và khuynh hướng tiếp biến văn hóa của Nhật Bản
Địa lý tự nhiên không chỉ ảnh hường sâu sắc đến nhân sinh quan và quan niệm thẩm mỹ của người Nhật mà còn nguyên nhân của xu hướng tiếp biến đã, đang và vẫn tiếp tục diễn ra với văn hóa-xã hội Nhật Bản.
Xu hướng tiếp biến chủ yếu bị chi phối bởi vị trí địa lý đặc biệt của quốc gia này.
Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở Đông Bắc Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Tuy bao bọc xung quanh hoàn toàn là biển và không có ranh giới đất liền với bất cứ quốc gia nào, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phái Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Nhật Bản với các vùng lãnh thổ này hầu hết đều có chung vùng biển và biển thông nhau nên chủ yếu giao thương và trao đổi văn hóa thông qua đường biển. Tuy nhiên, không có khó khăn gì đối với quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với Nhật Bản mà thậm chí còn diễn ra mạnh mẽ và mau chóng.
Xu hướng tiếp biến văn hóa đã diễn ra từ buổi đầu sơ khai của lịch sử đất nước Mặt trời mọc, chủ yếu diển ra trong mối qua hệ với Trung Quốc và Triều Tiên.
Đại lục Trung Hoa nằm tiếp liền với bán đảo Triều Tiên nhưng lại cách Nhật Bản một eo biển rộng tới 700 cây số. Triều Tiên ở gần Nhật Bản hơn, khoảng cách ngắn nhất giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản là 206 cây số. Do vị trí đó mà có thể coi bán đảo Triều Tiên như một nhịp cầu nối liền lục địa châu Á với thế giới bên ngoài, đặc biệt với quần đảo Nhật Bản ở phía Đông. Xét trong tương quan giao lưu Trung Quốc-Triều Tiên- Nhật Bản, thì Trung Quốc nắm giữ vị trí trung tâm, Triều Tiên là “ mối dây” quan trọng trong quan hệ giao lưu giữa ba nước.
Bản đồ vị trí địa lý |
Từ khoảng cuối thế lỷ thứ III, Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Triều Tiên trong phát triển văn hóa- xã hội. Do ảnh hưởng đó mà người Nhật Bản bắt đầu xây dựng những mồ mả lớn để mai táng các tộc trưởng của mình khi qua đời. Điều đó đã đánh dấu bước khởi đầu của văn hóa Cổ mộ (Kofun) kéo dài đến tận thế kỷ VIII ở Nhật Bản. Từ giữ thế kỷ thứ IV trở đi, do ảnh hưởng bởi quá trình giao lưu với lục địa (Triều Tiên và Trung Quốc) mà quyền lực chính trị và tài sản đã được tập trung vào tay các thủ lĩnh bộ lạc Yamato ( Thuộc vùng Osaka và Nara ngày nay). Đó chính là cơ sở để hình thành nên vương quốc Yamato mà thủ lĩnh của nó trở thành dòng dõi Thiên Hoàng ngày nay.
Sự giao lưu giữa Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản đã đạt tới mức, trong thời kỳ trước khi chế độ phong kiến Nhật Bản hình thành, trong tầng lớp Bộ dân đã tồn tại một bộ phận đông đảo người Triều Tiên và người Trung Quốc. Điều đáng chú ý là những Bộ dân người Triều Tiên không chỉ là những người di cư tới mà còn bao gồm cà những người bị người Nhật đánh cướp được từ các miền duyên hải của Triều Tiên màng vế. Cũng như các bộ dân người Nhật Bản, họ cũng là những người “nửa tự do”, tức là bị lệ thuộc vào ruộng đất của Thiên Hoàng hoặc quý tộc mà trên đó họ sống. Nhưng những bộ dân này khác nô lệ ở chỗ, họ vẫn được quyền có tài sản, công cụ lao động riêng và chủ không có quyền bán họ.
Những bộ dân từ Trung Quốc và Triều Tiên đến Nhật, dù vậy, thực chất là đại biểu cho những người đã trải qua một nền văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần cao hơn Nhật Bản. Họ có một trình độ kỹ thuật canh tác nông nghiệp thủ công nghiệp cao hơn người Nhật, đặc biệt là rất thông thạo nghề gốm, rèn đúc, nghề mộc và dệt vải. Những thợ thủ công Trung Quốc và Triều Tiên này được gọi là Tomobe hoặc Kakibe, thường phải sống trong những khu vực quy định riêng, và phải nộp sản vật cho quý tộc. Những cư dân Triều Tiên và Trung Quốc này cũng đem vào Nhật Bản những tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, thể chế chính trị và các thành tựu văn hóa tinh thần khác của lục địa. Nhiều người trong số họ lại biết chữ, và những người “có học” này được tuyển dụng trở thành những nhân viên thơ lại quan trọng của nhà nước phong kiến Nhật Bản đang hình thành.
Phật giáo được truyền bá vào Nhật Bản thông qua bán đảo Triều Tiên khá muộn. Khoảng giữa thế kỷ VI, năm 538, vua Bách Tế cử sứ đoàn sang thăm Nhật Bản, trong đó có cả các nhà sư với tặng phẩm là một bức tượng Phật vàng và một bộ kinh Phật. Tuy vậy trong dân gian Phật giáo vốn đã được truyền bá từ trước đó thông qua những người nước ngoài, Phật giáo đã từng bước hiện diện trong đời sống xã hội Nhật Bản. Thời kỳ đầu, Phật giáo chỉ có ảnh hưởng đối với giới quý tộc, sau đó mới lan tỏa dần trong tầng lớp bình dân.
Việc truyền bá Phật giáo lúc đầu đã vấp phải sự phản ứng của một số quý tộc quan lại trong triều đình Yamato và trở thành nguyên nhân trực tiếp, giọt nước làm tràn ly dẫn đến cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai dòng họ có thế lực nhất là Soga và Mononobe. Hai dòng họ vốn đã mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị. Cuối cùng, dòng họ Soga giành thắng lợi. Từ đây bắt đầu thời kỳ phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản.Người có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Phật giáo thời kỳ này là thái tử Shotoku. Bên cạnh việc đề cao tôn giáo truyền thống là Thần đạo, Thái tử đã ban bố hiến pháp 17 điều trong đó ghi rõ : " Dốc lòng tín ngưỡng nơi Tam Bảo, quy y theo Phật-Pháp-Tăng. Dứt bỏ tà tâm. Tuyệt đối tuân theo giáo lý nhà Phật". Đây là bằng chứng cho thấy, Phật giáo thời đó không chỉ mang tính văn hóa- tình ngưỡng mà còn có tính pháp lý.
Như vậy, Sotoku đã tìm thấy trong tính chất tập trung và tổ chức đẳng cấp của Phật giáo của một nhà nước trung ương tập quyền . Sự thống nhất trong thờ phụng và ý nghĩa tuyệt đối của đấng tối cao-Đức Phật- đã góp phần khắc phục những quan niệm tư tưởng có liên quan tới các tàn dư của phân tán bộ lạc, thị tốc trước đó, thúc đẩy quá trình thống nhất Nhật Bản.
Với mong muốn củng cố quan hệ bang giao với Trung Quốc, Nhật Bản không chỉ nhiều lần cử sứ đoàn sang nộp cống vật, bày tỏ sự thần phục mà còn cử các tăng lữ, học giả, nhạc sư, họa sĩ hay thậm chí là các “lưu học sinh” sang Trung Quốc học tập.
Phật giáo Nhật Bản |
Khi nhà Đường thay thế nhà Tùy thì quan hệ giao lưu giữa Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản có những bước tiến quan trong và thay đổi mạnh mẽ.
Thời đại Nara của Nhật Bản có thể nói là thời kỷ cực thịnh của văn hóa Trung Quốc. Thành phố Nara, kinh đô đầu tiên được xây dựng phỏng theo kinh đô Trường An của nhà Đường. Ngoài việc tiếp thu về mặt học thuyết, các cấu trúc thể chế chính trị-xã hội, Khổng giáo và Phật giáo (thông qua Triều Tiên), Nhật Bản còn tiếp thu chữ Hán và các thành tựu khác về văn học, mỹ thuật, kiến trúc, hội họa,..Hệ thống giáo dục được thiết lập phỏng theo kiểu mẫu của Trung Quốc để đào tạo quan lại. Tiếng Trung Quôc trở thành ngôn ngữ chính thức trong văn bản thường ngày của nhà nước và của tầng lớp thượng lưu torng xã hội Nhật Bản.
Đến khoảng đầu thế kỷ IX, Nhật Bản đã có văn tự riêng của mình mô phỏng trên Hán tự gọi là chữ Kata. Văn tự của Triều Tiên và Nhật Bản có điểm giống nhau trong ngữ pháp là đều dung lối chủ từ, động từ và tuc từ trong đặt câu, và đặc biệt là cho đến tận thế kỳ XV, cả hai ngôn ngữ này đều chỉ có thể viết theo lối chữ Hán của Trung Quốc và đều được dung song song với chữ Hán trong các văn bản.
Về hội họa, Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc, “trường phái Trung Quốc” trong hội họa Nhật có vị trí rất cao. Nguyên tắc của nó là nội dung được biểu hiện thông qua cái vỏ tự nhiên bên ngoài, trong đó, thiên nhiên được coi là đối tượng lý tượng thông qua đó, người nghệ sĩ thể hiện những tư tưởng và tình cảm của mình. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà lối tranh thủy mặc với các đề tài về mây, núi, trăng, hoa, tuyết, nguyệt, chim muông,…được đặc biệt chú ý. Nhiều tác phẩm của họa sư Nhật Bản đã đạt đến trình độ hoàn hảo, điêu luyện không kém gì tranh của các họa sư Trung Quốc.
Tranh thủy mặc Nhật Bản cũng đạt đến tuyệt kỹ |
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, bốn “đại phát minh” của Trung Quốc là chế tạo giấy, kỹ thuật in, la bàn đi biển và thuốc sung đã có ảnh hưởng ở Đông Á nói chung và Nhật Bản nói riêng, góp phần thúc đẩy việc truyền tải kiến thức văn hóa, giáo dục giữa các nước trong khu vực thêm mau lẹ va mạnh mẽ.
Như đã nói ở trên, Nhật Bản là quốc đảo do vậy việc thông thương và giao lưu với các nước chủ yếu diễn ra bằng đường biển .Trên nhừng chuyến tàu đó, người Nhật đã mang về đất nước mình những thành tựu văn hóa-xã hội. khoa học kỹ thuật mới mẻ và bổ ích. Đồng thời trên một khía cạnh nào đó cũng đem văn hóa và thành tựu ra các nước trong khu vực. Tuy nhiên, không chỉ giao thương mà một số còn thực hiện hành động cướp biển cực đoan trên vùng biển khu vực.
Đến thề kỷ XIX, cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành triệt để nhằm cứu vãn tình thế Nhật Bản trước sự đe dọa của các cường quốc phương Tây, Quá trình tiếp biến văn hóa- xã hội tiếp tục diễn ra trong lòng đất nước, giúp Nhật Bản có sự lột xác mạnh mẽ từ trong ra ngoài. Cuộc cài cách đã xóa bỏ những rào cản của chế độ phong kiến ở Nhật Bản tạo điều kiện cho Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, chính quyền chuyển vào tay các quý tộc tư sản hóa. Những cải cách “Âu hóa” về hành chính, văn hóa, giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt đã xóa bỏ các hình thức kinh tế cũ, thống nhất thị trường dân tộc, thống nhất tiền tệ, xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tuy nhiên, những thành tựu tiếp biến này đếu mang màu sắc Tây Âu và ít chịu chi phối của yếu tố địa lý tự nhiên khu vực như giai đoạn trước đó.
Tiếp thu văn hóa từ khu vực, quốc gia khác là quá trình xảy ra ở mọi vùng miền, dân tộc và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Không chỉ tiếp thu mà còn biến đổi chúng để có được sự tương thích nhất định đối với bối cảnh riêng của đất nước mình. Đó mới chính là tiếp biến.
Nhiều thành tựu của của các quốc gia khác được Nhật Bản tiếp nhận triệt để và từ lâu đời nhưng sau một quá trình biến đổi lâu dài thì cho đến nay đã có nhiều khác biệt. Ví dụ như các nhà sư Nhật Bản được phép kết hôn hay một người có thể cùng lúc theo nhiều tôn giáo. Nho giáo so với tại Trung Quốc cũng đã biến đổi không ít: Nho giáo không phải và chưa bao giờ là một tôn giáo duy nhất, độc tôn ngay từ đầu. Nho giáo Nhật Bản là một ngành học thuật tự do, còn ở Trung Quốc là cái dung để thi cữ để phục vụ cho bộ máy chính trị. Trong khi Nho giáo Trung Quốc lấy "Nhân" làm nòng cốt còn Nho giáo Nhật Bản lấy "Trung" làm nòng cốt.v.v…
Là một quốc đảo, Nhật Bản có vị trí điạ lý vô cùng đặc biệt và cũng chính đặc điểm địa lý tự nhiên này đã có tác động sâu sắc đến xu hướng tiếp biến diễn ra mạnh mẽ trong đời sống văn hóa-xã hội. Góp phần làm nên một Nhật Bản đa dạng, biến hóa mà lại độc đáo và cũng không kém phần thâm trầm, sâu sắc, đậm đà bản sắc văn hóa như ngày nay.
Thêm bình luận